Đó là thế giới đầy sương mù... trận mưa những lời hù dọa, nhưng cũng đầy cơ nguy dẫn tới chiến tranh.
Bản tin BBC ghi rằng Philippines, nước chủ nhà tổ chức APEC, thông báo không đưa Biển Đông vào nghị trình họp nhưng Hoa Kỳ nói không loại trừ khả năng "họp bên lề”.
Trung Quốc nói họ không nghe nói về bất kỳ kế hoạch nào nhằm bàn thảo chủ đề Nam Hải (Biển Đông) tại hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (Apec) vào tuần tới.
Chủ tịch Tập Cận Bình theo dự kiến sẽ tham dự hội nghị Apec cùng giới lãnh đạo các nước như Hoa Kỳ, Nam Hàn, Indonesia và Canada… chiếm 57% mậu dịch toàn cầu.
"Mọi người đều biết rằng APEC chủ yếu là để bàn về hợp tác mậu dịch và tài chính tại châu Á Thái Bình Dương," Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông trả lời phóng viên.
"Theo tôi được biết thì tại hội nghị thượng đỉnh năm nay không có kế hoạch bàn về Nam Hải."
BBC cũng cho biết là tại Washington, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner nói APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế nhưng nói thêm rằng chủ đề Biển Đông có nhiều khả năng được nêu lên tại các sự kiện bên lề hội nghị thượng đỉnh nếu không nằm trong nghị trình.
Baả tin RFI ghi rằng Ngoại trưởng Trung Quốc đã cho rằng vụ Philippines kiện Bắc Kinh trước một tòa án trọng tài quốc tế về các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông đã làm quan hệ song phương căng thẳng và trách nhiệm của Manila là phải hàn gắn rạn nứt. Một thông báo đăng trên trang Web Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/11/2015, đã trích lời ông Vương Nghị cho biết như trên.
Thông báo trích lời Ngoại trưởng Trung Quốc nhận định rằng vụ kiện Trung Quốc tại tòa án La Haye là “ một cái nút thắt đã cản trở việc cải thiện và phát triển của quan hệ Trung Quốc-Philippines». Đối với ông Vương Nghị, Trung Quốc «không muốn cái nút đó càng lúc càng chặt hơn để thậm chí biến thành một nút chết». Do vậy, «về cách nới lỏng hay tháo gỡ hẳn cái nút này, cần phải nhìn về phía Philippines».
Tuyên bố hàm ý đe dọa của Bắc Kinh được ông Vương Nghị đưa ra ít lâu sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hà Lan phán quyết rằng họ có đầy đủ thẩm quyền thụ lý đơn Manila kiện Bắc Kinh, và sẽ tiếp tục xúc tiến các cuộc điều trần.
Philippines đã hoan nghênh quyết định trên và Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay xác định sẽ theo đuổi vụ kiện "cho đến khi có kết luận hợp lý».
Bản tin BBC ghi rằng Philippines, nước chủ nhà tổ chức APEC, thông báo không đưa Biển Đông vào nghị trình họp nhưng Hoa Kỳ nói không loại trừ khả năng "họp bên lề”.
Trung Quốc nói họ không nghe nói về bất kỳ kế hoạch nào nhằm bàn thảo chủ đề Nam Hải (Biển Đông) tại hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (Apec) vào tuần tới.
Chủ tịch Tập Cận Bình theo dự kiến sẽ tham dự hội nghị Apec cùng giới lãnh đạo các nước như Hoa Kỳ, Nam Hàn, Indonesia và Canada… chiếm 57% mậu dịch toàn cầu.
"Mọi người đều biết rằng APEC chủ yếu là để bàn về hợp tác mậu dịch và tài chính tại châu Á Thái Bình Dương," Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông trả lời phóng viên.
"Theo tôi được biết thì tại hội nghị thượng đỉnh năm nay không có kế hoạch bàn về Nam Hải."
BBC cũng cho biết là tại Washington, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner nói APEC chủ yếu bàn về các vấn đề kinh tế nhưng nói thêm rằng chủ đề Biển Đông có nhiều khả năng được nêu lên tại các sự kiện bên lề hội nghị thượng đỉnh nếu không nằm trong nghị trình.
Baả tin RFI ghi rằng Ngoại trưởng Trung Quốc đã cho rằng vụ Philippines kiện Bắc Kinh trước một tòa án trọng tài quốc tế về các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông đã làm quan hệ song phương căng thẳng và trách nhiệm của Manila là phải hàn gắn rạn nứt. Một thông báo đăng trên trang Web Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/11/2015, đã trích lời ông Vương Nghị cho biết như trên.
Thông báo trích lời Ngoại trưởng Trung Quốc nhận định rằng vụ kiện Trung Quốc tại tòa án La Haye là “ một cái nút thắt đã cản trở việc cải thiện và phát triển của quan hệ Trung Quốc-Philippines». Đối với ông Vương Nghị, Trung Quốc «không muốn cái nút đó càng lúc càng chặt hơn để thậm chí biến thành một nút chết». Do vậy, «về cách nới lỏng hay tháo gỡ hẳn cái nút này, cần phải nhìn về phía Philippines».
Tuyên bố hàm ý đe dọa của Bắc Kinh được ông Vương Nghị đưa ra ít lâu sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hà Lan phán quyết rằng họ có đầy đủ thẩm quyền thụ lý đơn Manila kiện Bắc Kinh, và sẽ tiếp tục xúc tiến các cuộc điều trần.
Philippines đã hoan nghênh quyết định trên và Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay xác định sẽ theo đuổi vụ kiện "cho đến khi có kết luận hợp lý».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng: «Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc quá rộng, quá đáng và không có cơ sở theo luật quốc tế… Nếu không kiện thì Philippines có thể bị mất khoảng 80 phần trăm của vùng đặc quyền kinh tế của mình».
RFI thêm rằng Trung Quốc đã tẩy chay các thủ tục tố tụng pháp lý và bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye trong vụ này nhưng vô hiệu.
Trong khi đó, Miến Điện, tức Myanamr cũng bị hù dọa...
Bản tin Sputnik của Nga tư2ừ Moscow cho biết rằng Trung Quốc đã cảnh báo Myanmar “đừng ngã vào vòng tay đang rộng mở của Hoa Kỳ”, tờ Global Times viết hôm thứ Ba, sau khi phe đối lập do người đoạt giải Nobel hòa bình và "biểu tượng nền dân chủ” - bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên thắng cử sau 25 năm tổng tuyển cử tự do.
Chiến thắng của "Liên đoàn quốc gia vì dân chủ" tại cuộc bầu cử không phải là bất ngờ đối với bất cứ ai, kể cả Trung Quốc. Hơn nữa, đây là sự kiện mà Bắc Kinh đã dự đoán, nếu không làm gì có chuyện hồi tháng Sáu bà Aung San Suu Kyi đến thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bắc Kinh hiểu rằng các lực lượng thân Mỹ giành được thắng lợi ở Myanmar sẽ tăng cường chính sách quan hệ với phương Tây, Nhật Bản và Australia. Nhưng rõ ràng Bắc Kinh không mong đợi một sự thay đổi triệt để tại Myanmar.
Thực tế là Trung Quốc có vị trí mạnh mẽ chưa từng thấy ở đất nước này, có thể được vượt xa các đối thủ chính trị và kinh tế của mình. Kết quả bầu cử ở Myanmar có thể làm xuất hiện thêm những thách thức đối với Trung Quốc, nhưng vị trí cơ bản của Bắc Kinh tại nước này thì không có gì lay chuyển nổi.
Sputnbik ghi lời chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Á-Âu thuộc Học viện Ngoại giao Moskva, ông Andrei Volodin nói:
“Trên thực tế không có gì nghiêm trọng xảy ra, vì các nhà đầu tư chủ yếu ở Myanmar đều là người Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của Myanmar, dù có khuynh hướng chính trị như thế nào, đều ý thức được rằng Trung Quốc là thực tế, Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, Trung Quốc là hàng xóm. Trong khi đó, cũng như bất kỳ nước nào khác, Myanmar vừa theo “mô hình tự do chính trị thế giới", vừa cố gắng duy trì quan hệ với tất cả các nước. Chính sách này phù hợp với chiến lược tổng thể của ASEAN, nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN với việc áp dụng đa cực.”
Trong khi đó, VOA ghi nhận rằng Indonesia có thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế nếu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn biển Đông và một phần lãnh thổ Indonesia không thể được giải quyết thông qua đối thoại. Ông Luhut Panjaitan, người đứng đầu lực lượng an ninh Indonesia, tuyên bố như vậy hôm Thứ Tư.
Bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc “liếm trọn” biển Đông, trong đó có một số phần của quần đảo Natuna do Indonesia kiểm soát.
Indonesia tin rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một số phần của quần đảo Natuna “không có cơ sở pháp lý”.
Ông Luhut Panjaitan được trích lời nói: “Chúng tôi đang cố gắng giải quyết. Chúng tôi đang tìm cách tiếp xúc với Trung Quốc. Chúng tôi muốn tìm ra một giải pháp về vấn đề này thông qua đối thoại trong tương lai gần. Nếu không, chúng tôi sẽ đưa chuyện này ra tòa quốc tế”.
Trong khi đó, báo Người Đưa Tin ghi rằng vào ngày 11/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố, Tokyo có khả năng sẽ điều động quân đội đến khu vực Biển Đông.
Tuyên bố này được ông Shinzo Abe đưa ra tại phiên bế mạc Hội nghị Ủy ban dự toán Thượng viện Nhật Bản tổ chức vào hôm Thứ Tư.
Đông vui? Tiệc đông tất nhiên là vui chứ, nhất là khi phe ta đông hơn...
RFI thêm rằng Trung Quốc đã tẩy chay các thủ tục tố tụng pháp lý và bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye trong vụ này nhưng vô hiệu.
Trong khi đó, Miến Điện, tức Myanamr cũng bị hù dọa...
Bản tin Sputnik của Nga tư2ừ Moscow cho biết rằng Trung Quốc đã cảnh báo Myanmar “đừng ngã vào vòng tay đang rộng mở của Hoa Kỳ”, tờ Global Times viết hôm thứ Ba, sau khi phe đối lập do người đoạt giải Nobel hòa bình và "biểu tượng nền dân chủ” - bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên thắng cử sau 25 năm tổng tuyển cử tự do.
Chiến thắng của "Liên đoàn quốc gia vì dân chủ" tại cuộc bầu cử không phải là bất ngờ đối với bất cứ ai, kể cả Trung Quốc. Hơn nữa, đây là sự kiện mà Bắc Kinh đã dự đoán, nếu không làm gì có chuyện hồi tháng Sáu bà Aung San Suu Kyi đến thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bắc Kinh hiểu rằng các lực lượng thân Mỹ giành được thắng lợi ở Myanmar sẽ tăng cường chính sách quan hệ với phương Tây, Nhật Bản và Australia. Nhưng rõ ràng Bắc Kinh không mong đợi một sự thay đổi triệt để tại Myanmar.
Thực tế là Trung Quốc có vị trí mạnh mẽ chưa từng thấy ở đất nước này, có thể được vượt xa các đối thủ chính trị và kinh tế của mình. Kết quả bầu cử ở Myanmar có thể làm xuất hiện thêm những thách thức đối với Trung Quốc, nhưng vị trí cơ bản của Bắc Kinh tại nước này thì không có gì lay chuyển nổi.
Sputnbik ghi lời chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Á-Âu thuộc Học viện Ngoại giao Moskva, ông Andrei Volodin nói:
“Trên thực tế không có gì nghiêm trọng xảy ra, vì các nhà đầu tư chủ yếu ở Myanmar đều là người Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của Myanmar, dù có khuynh hướng chính trị như thế nào, đều ý thức được rằng Trung Quốc là thực tế, Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, Trung Quốc là hàng xóm. Trong khi đó, cũng như bất kỳ nước nào khác, Myanmar vừa theo “mô hình tự do chính trị thế giới", vừa cố gắng duy trì quan hệ với tất cả các nước. Chính sách này phù hợp với chiến lược tổng thể của ASEAN, nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN với việc áp dụng đa cực.”
Trong khi đó, VOA ghi nhận rằng Indonesia có thể đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế nếu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn biển Đông và một phần lãnh thổ Indonesia không thể được giải quyết thông qua đối thoại. Ông Luhut Panjaitan, người đứng đầu lực lượng an ninh Indonesia, tuyên bố như vậy hôm Thứ Tư.
Bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc “liếm trọn” biển Đông, trong đó có một số phần của quần đảo Natuna do Indonesia kiểm soát.
Indonesia tin rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một số phần của quần đảo Natuna “không có cơ sở pháp lý”.
Ông Luhut Panjaitan được trích lời nói: “Chúng tôi đang cố gắng giải quyết. Chúng tôi đang tìm cách tiếp xúc với Trung Quốc. Chúng tôi muốn tìm ra một giải pháp về vấn đề này thông qua đối thoại trong tương lai gần. Nếu không, chúng tôi sẽ đưa chuyện này ra tòa quốc tế”.
Trong khi đó, báo Người Đưa Tin ghi rằng vào ngày 11/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố, Tokyo có khả năng sẽ điều động quân đội đến khu vực Biển Đông.
Tuyên bố này được ông Shinzo Abe đưa ra tại phiên bế mạc Hội nghị Ủy ban dự toán Thượng viện Nhật Bản tổ chức vào hôm Thứ Tư.
Đông vui? Tiệc đông tất nhiên là vui chứ, nhất là khi phe ta đông hơn...
Trần Khải
(Việt Báo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét