Ông Vương Thạch cho biết Trung Quốc hiện nay là “bóng tối trước bình minh, thời điểm có những đại biến sắp đến.” (Ảnh: internet)
Vào khoảng 6 năm trước tôi từng nói chuyện với một giáo sư nước ngoài về vấn đề Trung Quốc, ông chia sẻ cho rằng Trung Quốc muốn có những thay đổi lớn lao phải cần ít nhất 50 năm nữa, còn theo suy đoán của tôi thì thời gian không dài như thế. Buổi nói chuyện khi đó tính cho đến nay đã 6 năm, hiện nay những tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ có những biến động lớn không ngừng xuất hiện.
Thứ nhất là tín hiệu ông Tập Cận Bình liên tục phát ra thông tin về những lựa chọn sinh tử trong bước ngoặc của lịch sử. Trong ngày Tết trồng cây vào ngày 3/4 năm nay, sau khi ông Tập Cận Bình có bài nói chuyện “đây là thời khắc mang tính lịch sử”, đến ngày 16/6 ông Tập Cận Bình bất ngờ đi thăm thị trấn Tuân Nghĩa, một nơi trước đây từng có buổi Hội nghị liên quan đến sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tín hiệu đưa ra trong chuyến thăm này là: Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) một lần nữa phải đối diện với thời khắc sinh tử mang tính lịch sử.
Sau đó (ngày 21/10), trong bài nói chuyện tại London, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại một câu của đại văn hào Anh là Shakespeare: “Tồn tại hay là hủy diệt, đây là một vấn đề,” đồng thời chia sẻ ngay từ khi còn trẻ ông ta đã nghĩ đến vấn đề này. Ngày 3/11, khi ông Tập Cận Bình phát biểu trong một Hội nghị Quốc tế đã cho rằng “cải cách là mấu chốt quyết định vận mệnh Trung Quốc hiện nay.” Còn ngày 4/11, truyền thông Trung Quốc khi nói về văn kiện quy hoạch 535 cũng nhắc đến “Trung Quốc ngày nay đang ở thời khắc mấu chốt không thể không điều chỉnh.”
Thứ hai là từ học giả trong bộ máy lãnh đạo cao cấp Trung Nam Hải đưa ra. Trong gần hai năm qua, các lãnh đạo cao cấp như ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào, Vương Kỳ Sơn đã nhiều lần công khai nói về “nguy cơ mất Đảng,” còn ông Vương Kỳ Sơn ngoài việc nhắc đến “tính hợp pháp” trong việc nắm quyền của ĐCSTQ, khi ở trong Hội nghị đã nhắc đến “cơ chế, thể chế có vấn đề lớn, đời sống thượng tầng chính trị trong Đảng đang có vấn đề lớn.” Những tín hiệu này cho thấy ông Tập Cận Bình cùng bộ máy lãnh đạo ở Bắc Kinh đang hiểu rất rõ những nguy cơ mà họ đang đối diện.
Còn nội trong tháng gần đây nhất, bốn người có sức ảnh hưởng xã hội từ những vị thế khác nhau trong bộ máy đã liên tục báo động “đại biến động ở Trung Quốc.” Những người này là, ông Dư Vĩnh Định (Yu Yongding), Ủy viên Ban Khoa học xã hội Trung Quốc; nhân sĩ bình luận Ngưu Lệ (Niu Lei), thuộc phe cánh thân Tập Cận Bình; học giả bình luận thời sự chính trị đại lục là Đồng Đại Hoán (Tongda Huan); và ông Vương Thạch (Wang Dan), Chủ tịch Tập đoàn Vạn Khoa. Từ góc nhìn kinh tế, ông Ngưu Lệ gọi “xã hội Trung Quốc đi vào thời điểm mấu chốt,” ông Đồng Đại Hoán thì nói “Trung Quốc Đại Lục đang ở thời điểm thay đổi lớn, bất cứ ý chí của cá nhân nào cũng không thay đổi được,” còn ông Vương Thạch thì cho biết Trung Quốc hiện nay là “bóng tối trước bình minh, thời điểm có những đại biến sắp đến.”
Thứ ba là những tín hiệu từ cục diện ngoại giao của ông Tập Cận Bình. Từ sau Đại hội 18 khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đến nay đã đặt chân đến khắp nơi để xây dựng quan hệ bạn bè hợp tác chiến lược toàn diện: châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi, Nga, và xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ; từ xây dựng quan hệ chiến lược với các nước Âu châu như Hà Lan, Pháp, Đức, Bỉ, Anh, cho đến mưu cầu hợp tác với châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương; từ thăm các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á nhấn mạnh hợp tác khu vực, đến ngày 11/7 lại có cuộc gặp người lãnh đạo Mã Anh Cửu của Đài Loan, đồng thời tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng Trung Quốc muốn duy trì quan hệ tốt đẹp, tăng cường hợp tác, không muốn đối đầu với các nước trên thế giới.
Không còn nghi ngờ gì, những cử chỉ ngoại giao này nhằm để ổn định tình hình bên ngoài để tập trung giải quyết những vấn đề lớn đang âm ỷ trong nước. Điều này đã thể hiện rõ qua những phát biểu từ phía chính quyền.
Tín hiệu thứ tư là ngày càng nhiều người không còn thừa nhận Cộng sản Trung Quốc đồng nghĩa với xã hội Trung Quốc. Từ hoạt động tam thoái (Đảng, Đoàn, Đội) của hơn 200 triệu người Trung Quốc đến gần đây là 200 ngàn học viên Pháp Luân Công kiện Giang Trạch Dân, rồi đến giới truyền thông Trung Quốc phân tích giải tán tổ chức cơ sở của Trung Quốc, có thể thấy tình trạng Cộng sản Trung Quốc bị mất lòng dân và rút khỏi vũ đài lịch sử đang ngày càng được nhiều người quan tâm.
Tín hiệu thứ năm là truyền thông Trung Quốc Đại Lục thường xuyên bêu xấu ông Giang Trạch Dân, báo mạng Boxun dùng hình ảnh con cóc để mỉa mai ông Giang Trạch Dân cũng không bị ngăn chặn, còn Trung Nam Hải thì phát ra tín hiệu “đánh giặc bắt tướng giặc trước” (cầm tặc tiên cầm vương). Điều này được minh chứng rõ khi phe phái ông Giang Trạch Dân liên tục bị hạ, cho thấy việc bắt ông Giang Trạch Dân chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thế nhưng, một khi ông Giang Trạch Dân bị bắt, đó sẽ là sự kiện chấn động, không chỉ vấn đề vụ án oan thiên cổ của học viên Pháp Luân Công được rửa sạch mà ông Tập Cận Bình sẽ giành lại lòng tin trong nhân dân nhiều hơn, trở ngại gây khó khăn trong thực thi những chính sách chính trị của ông Tập Cận Bình cũng được gỡ bỏ, những kẻ còn lại thuộc phe phái của ông Giang Trạch Dân chỉ còn chờ ngày phán xét, cục diện biến đổi lớn của Trung Quốc được mọi người chú ý cũng sẽ bắt đầu.
Theo Chu Hiểu Huy, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét