Pages

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Dân biểu Hoa Kỳ ’bảo trợ’ các tù nhân lương tâm nhằm thúc đẩy nhân quyền

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Capitol Hill đang hợp tác để mang những hoàn cảnh của người bảo vệ nhân quyền trên thế giới ra trước ánh sáng bằng cách ‘bảo trợ’ các tù nhân lương tâm ở khắp nơi trên thế giới.
http://thtndc.info/wp-content/uploads/2011/12/Tu-Nhan-Luong-Tam.jpg

Hai mươi mốt dân biểu hạ viện đã đồng ý bảo trợ tổng cộng 19 nhân vật bảo vệ nhân quyền ở các nước Iran, Trung Quốc và một số quốc gia đàn áp khác trên thế giới. Các bức ảnh có thể xem tại đây.

Sự quan tâm nay đang ngày càng tăng lên giữa những mối lo ngại về cách thúc đẩy dân chủ vì chủ đề này đã bị thụt lùi lại phía sau so với thương mại, chống khủng bố và các ưu tiên khác trong vòng hai thập kỷ qua.

“Vấn đề này đã được thực hiện bởi Quốc hội và Chính quyền Reagan trong thập niên 1980″, Dân biểu Frank Wolf (Đảng Cộng hòa, bang Virginia), đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, nói với tờ The Hill.

“Mỗi lần Ngoại trưởng [George] Shultz (nhiệm kỳ từ năm 1982-1989) đến Moscow thì ông luôn gặp gỡ các gia đình của các nhà đối kháng tại Đại sứ quán Mỹ”.

Dân biểu Wolf và người đồng chủ tịch, Dân biểu James McGovern (Đảng Dân chủ, bang Massachusetts), hy vọng sẽ tái tạo lại khoảng thời gian tương tự như thời trước Chiến tranh Lạnh kết thúc khi bất đồng chính kiến là tên gọi quen thuộc với hầu hết các hộ gia đình ở Liên Xô. Họ đã phát động chương trình bảo trợ các nhân vật bảo vệ nhân quyền hồi tháng Mười hai năm 2012, kết hợp với Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ và Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ.

“Một ngày mà các tù nhân lương tâm bị giam cầm cũng đã là quá dài”, Robert George, Chủ tịch của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ cho biết.

“Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục làm việc với Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và các thành viên trong Quốc hội về Dự án Bảo vệ Tự do để làm tỏa sáng thêm những người đang bị cầm tù trên thế giới chỉ vì niềm tin của họ”.

Ông George hy vọng buổi điều trần đầu tiên của Ủy ban Tom Lantos vào đầu năm nay sẽ “tiếp thêm sinh lực” đối với những nỗ lực và “thu hút thêm sự quan tâm mới”. Dân biểu Chris Van Hollen (Đảng Dân chủ, bang Maryland), trở thành thành viên mới nhất tham gia chương trình khi ông bảo trợ Đỗ Thị Minh Hạnh, người đã lên tiếng bảo vệ công nhân lao động tại Việt Nam, sau khi mẹ cô tham gia trực tiếp buổi điều trân hôm 16 tháng Một, 2013.

Các nhà lập pháp tham gia chương trình cam kết sẽ sử dụng sức ảnh hưởng của họ để đấu tranh yêu cầu các nước trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Điều này có thể bao gồm các bài phát biểu trước Quốc hội lẫn trong các văn bản dự luật, tổ chức các cuộc họp ở thị trấn hoặc thành phố cũng như các buổi cầu nguyện nơi họ đại diện, và gây sức ép với Nhà Trắng cùng Bộ Ngoại giao để đặt vấn đề tù nhân lương tâm lên thành ưu tiên hàng đầu.

Một trong những ví dụ là Dân biểu Wolf đã nhiều lần kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry gặp gỡ cha mẹ của luật sư nhân quyền người Trung Quốc, ông Cao Trí Thịnh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. Ông tin rằng nếu có thêm nhiều nhà lập pháp tham gia chương trình này thì sẽ gây thêm áp lực lên chính quyền Obama.

“Nếu Ngoại trưởng Kerry tốn 10 phút trong lịch trình của ông ấ yvà có được một bức ảnh cùng với vợ của ông Cao thì bạn có biết việc gì sẽ xảy ra tại Đại sứ quán [Hoa Kỳ] ở Bắc Kinh?”, Wolf nói. “Nó giống như một sắc lệnh – đây là vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Bạn có biết việc này sẽ ảnh hưởng đến chính phủ Trung Quốc như thế nào không?”

Trong số các tù nhân lương tâm thì có một vài người có tiếng hơn những người khác. Không ít hơn bốn nhà lập pháp bao gồm Dân biểu Trent Franks (Đảng Cộng hòa, bang Arizona), Bill Cassidy (Đảng Cộng hòa, bang Lousiana), Raul Labrador (Đảng Cộng hòa, bang Idaho) và Henry Waxman (Đảng Dân chủ, bang California) – tất cả đều bảo trợ Saaed Abedini, một hai công dân mang hai quốc tịch Hoa Kỳ–Iran bị kết án tám năm tù vì đức tin Kitô giáo.

Iran, Trung Quốc và Việt Nam hiện đứng đầu danh sách được các nhà lập pháp Hoa Kỳ bảo trợ, với năm tù nhân lương tâm ở mỗi nước. Nhưng các nhà lập pháp cũng sẵn sàng để đối đầu với các đồng minh của Hoa Kỳ: Dân biểu McGovern và Dân biểu Hank Johnson (Đảng Cộng hòa, bang Georgia) đã bảo trợ cho tù nhân lương tâm tại Bahrain. Những nhà lập pháp khác cũng bảo trợ các tù nhân lương tâm ở Ấn Độ và Pakistan.

Riêng chỉ có Dân biểu Lynn Jenkins (Đảng Cộng hòa, bang Kansas) là nhà lập pháp bảo trợ cùng lúc hai tù nhân lương tâm và cả hai người đều hoạt động vì mục tiêu tôn giáo: Alimujiang Yimiti – người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Tin lành ở Trung Quốc và Saeid Rezaie – lãnh đạo nhóm Baha’i ở Iran.

Dân biểu Wolf cho biết ông đã nhìn thấy các động tích cực trong việc bảo trợ các tù nhân lương tâm.

“Tôi đã từng nghe có tù nhân nói với tôi rằng khi người ta bảo trợ cho họ thì cuộc  sống trong tù của họ cũng được cải thiện đôi chút. Người cai tù cũng lo lắng khi thấy tất cả mối quan tâm ở bên ngoài dồn vào và buộc phải đảm bảo người tù lương tâm không bị đánh đập hoặc chắc chắn họ phải nhận được các thực phẩm cần thiết”, ông nói.

“Chúng ta thật sự đang giữ chìa khóa trong các trại tù”.

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Julian PecquetThe Hill
 
 ̆© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: