Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Dân biểu Hoa Kỳ tỏ lập trường cứng rắn về Biển Đông

RadioCTM


Nghe Bài Này
BienDongHôm 14/01/2014, trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ, các dân biểu đã yêu cầu chính quyền Obama là không được để yên cho Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để áp đặt các yêu sách lãnh thổ của mình trong vùng biển khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đây là cuộc điều trần chung của các dân biểu có nhiệm vụ giám sát chính sách châu Á của Mỹ, cũng như vấn đề sử dụng sức mạnh trên biển.
Các nhà lập pháp muốn xem xét phản ứng của Washington, trong bối cảnh lo ngại đã nẩy sinh về nguy cơ Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vì Mỹ có hiệp ước quốc phòng song phương với Nhật Bản và Philippines.
Giới lập pháp Mỹ thường có một lập trường cứng rắn hơn hành pháp trong các vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, ý kiến của các nghị sĩ lại phản ánh mối quan ngại sâu rộng ở Washington về ý định của Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh lao vào thách thức ưu thế quân sự của Mỹ tồn tại trong hàng thập kỷ tại châu Á, cũng như về thái độ thiếu tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Tuyên bố gần đây của Trung Quốc về việc thiết lập một vùng phòng không trên vùng biển Hoa Đông, và các quy định mới « cấm » tàu cá ngoại quốc tại một vùng rất rộng lớn trên Biển Đông, đã gia tăng mối quan ngại rằng sự vươn lên của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc bá quyền khu vực có thể tạo ra xung đột.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Philippines tại Washington vào ngày 13.1.2014 đã lên tiếng phản đối hành vi « xâm lược » của Trung Quốc tại Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam, một nước cũng bị Trung Quốc chèn ép ở Biển Đông, là nên theo gương Philippines trong việc kiện Bắc Kinh trước quốc tế về các yêu sách chủ quyền quá đáng.

Việt Nam hoãn xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
nha_may_dien_hat_nhan.vnTin tức dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 của VN sẽ đình hoãn đến năm 2020 thay vì xây dựng năm nay như kế hoạch ban đầu đã được báo chí loan tải hôm qua 16.1.2014.
Tờ Tuổi Trẻ trích lời Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp ngày 15.1.2014 nói rằng phải đình hoãn dự án nói trên cho đến năm 2020, nhằm bảo đảm « an toàn nhất, hiệu quả nhất » cho dự án.
Để đáp ứng nhu cầu về khí đốt sẽ tăng lên do việc đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân, ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tập đoàn dầu khí Nhà nước Petrovietnam ( PVN ) bảo đảm đủ khí đốt để cung cấp cho cụm nhà máy điện 5.000MW thay thế cho nhà máy điện nguyên tử 4.000MW bị đình hoãn. Nhưng bản tin nói trên không nói rõ là Petrovietnam sẽ tìm nguồn khí đốt đó ở đâu.
Tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra sau khi vào tuần trước, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano khuyên Hà Nội không nên vội vã tiến đến năng lượng nguyên tử và trước hết phải bảo đảm có đủ an toàn và khả năng để vận hành nhà máy hạt nhân.
Ngoài Ninh Thuận 1, chính phủ CS Việt Nam đã chọn các tập đoàn Nhật để xây dựng một nhà máy điện nguyên tử thứ hai cũng tại tỉnh Ninh Thuận, với hai lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ những năm 2023-2024.
Nhà nước CS Việt Nam đã dự định sẽ xây tổng cộng 7 nhà máy điện nguyên tử từ đây đến 2030.
Dự án này bị giới trí thức Việt Nam trong và ngoài nước phản đối vì cho rằng Việt Nam chưa có đủ trình độ để quản lý kỹ thuật nguyên tử, Việt Nam cũng không có nguồn nguyên liệu hạt nhân. Một lý do khác là việc dành đất cho hai nhà máy này sẽ xóa số một cộng đồng người thiểu số đặc sắc tại miền Trung Việt nam là cộng đồng Chăm.
Nhưng lý do lớn nhất được những người phản đối đưa ra là sự an toàn hạt nhân. Sự lo ngại này càng tăng hơn nữa sau khi tại nạn hạt nhân xảy ra tại Fukushima bên Nhật Bản hồi năm 2011.
Tuy nhiên người ta còn nhớ dự án khai thác Bô Xít tại Tây Nguyên trước đây, quan chức lãnh đạo nhà nước một mặt tuyên bố ngừng dự án để nghiên cứu nhưng mặt khác vẫn âm thầm cho tiến hành cho đến khi hoàn tất như người ta đã biết.

Lãnh tụ đối lập Campuchia ủng hộ TQ trong tranh chấp Biển Đông
sam-rainsy
Ông Sam Rainsy
Hôm thứ tư 15.1.2014, ông Sam Rainsy, lãnh tụ đối lập Campuchia nói với những người ủng hộ ông rằng Đảng Cứu Quốc Campuchia và các thành viên của đảng này ‘hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc’ trong các yêu sách của Bắc Kinh chống lại Việt Nam.
Theo ông Rainsy lập luận thì lợi ích của Trung Quốc phù hợp với chủ quyền của Campuchia. Nếu Việt Nam có thể thôn tính Campuchia, VN sẽ trở nên mạnh hơn và sẽ gây thêm xích mích với Trung Quốc. Vì thế cho nên, để cho Trung Quốc bảo vệ lợi ích của họ, họ cần phải ngăn không cho Việt Nam mạnh lên và tạo thành vấn đề cho họ. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phải bảo vệ cho Campuchia trước sự thôn tính của Việt Nam. Điều này có lợi cho chúng ta. Chúng ta phải làm hết sức mình để tìm kiếm một thế lực ngăn không cho Việt Nam thôn tính đất nước chúng ta.”
Ông Sam Rainsy cho biết như trn trong lúc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thực hiện chuyến công du Phnom Penh để tăng cường quan hệ thương mại với Campuchia.
Các nhà quan sát cho biết nhiều người Campuchia có tâm lý bài xích Việt Nam vì họ vẫn còn cảm thấy căm tức đối với cuộc chiếm đóng của Việt Nam kéo dài từ năm 1979 đến năm 1989. Phe đối lập ở vương quốc này thường lợi dụng tâm lý đó để tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của người dân.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả trong việc tăng cường ảnh hưởng ở Campuchia, thông qua các chương trình viện trợ, đầu tư và phát triển.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

người mỹ quen thói thực dụng và tự tin mạnh về sức mạnh cọng tiềm tàn của mình , nói chung kinh tế quân sự . Nhưng trung cọng khôn ngoan hơn dùng phép tương kế tựu kế , mỹ hiểu được xem như đã lập trình xong !đáng thất vọng ....chính phủ MỸ là người ăn trước về sau ... dùng ÁM ĐỘ TRẦN SƯƠNG hay nói rằng vải sưa che mắt thánh xin đừng chủ quan vỏ quý dày móng tay nhọn.......