Chỉ số điểm chứng khoán thế giới tại sàn giao dịch Hong Kong (Ảnh tư liệu.) |
Thị trường chứng khoán thế giới hôm thứ Sáu đã tuột dốc trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc các thị trường mới nổi có thể sẽ tăng trưởng chậm lại.
Chỉ số chứng khoán Mỹ giảm hơn một phần trăm trong phiên giao dịch buổi chiều. Thị trường ở Paris và Frankfurt giảm khoảng 2,5 phần trăm, trong khi những thị trường châu Á hầu hết cũng chốt lại phiên giao dịch với điểm thấp hơn.
Các nhà phân tích nói các nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm mạnh giá trị đồng tiền ở một số nền kinh tế mới nổi gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nam Phi và Argentina. Một báo cáo hôm thứ Năm cho biết hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang chậm lại.
Ngoài ra, một số thương nhân chứng khoán lo lắng về việc rút lại những khoản kích thích kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương của nước này, hay Cục Dự trữ Liên bang, đã bắt đầu giảm bớt hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ trong tháng này và có thể sẽ giảm nhiều hơn nữa khi họ hội họp vào tuần tới.
Một số chuyên gia tài chính nói rằng mối quan ngại là khi các gói kích thích kinh tế bị cắt ở những nền kinh tế tiên tiến nhất, lãi suất sẽ tăng lên ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, và rằng việc đầu tư ở những nước này sẽ tăng lên, gây thiệt hại cho những nền kinh tế mới nổi.
Chỉ số chứng khoán Mỹ giảm hơn một phần trăm trong phiên giao dịch buổi chiều. Thị trường ở Paris và Frankfurt giảm khoảng 2,5 phần trăm, trong khi những thị trường châu Á hầu hết cũng chốt lại phiên giao dịch với điểm thấp hơn.
Các nhà phân tích nói các nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm mạnh giá trị đồng tiền ở một số nền kinh tế mới nổi gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nam Phi và Argentina. Một báo cáo hôm thứ Năm cho biết hoạt động sản xuất của Trung Quốc đang chậm lại.
Ngoài ra, một số thương nhân chứng khoán lo lắng về việc rút lại những khoản kích thích kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương của nước này, hay Cục Dự trữ Liên bang, đã bắt đầu giảm bớt hỗ trợ trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ trong tháng này và có thể sẽ giảm nhiều hơn nữa khi họ hội họp vào tuần tới.
Một số chuyên gia tài chính nói rằng mối quan ngại là khi các gói kích thích kinh tế bị cắt ở những nền kinh tế tiên tiến nhất, lãi suất sẽ tăng lên ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, và rằng việc đầu tư ở những nước này sẽ tăng lên, gây thiệt hại cho những nền kinh tế mới nổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét